1. Điểm rèn luyện (ĐRL)
là gì? Có quan trọng không?
Ở cấp 1, 2, 3, bên cạnh học lực thì còn
có hạnh kiểm. Hai yếu tố này dùng để xét danh hiệu của 1 học sinh cũng như là
tiêu chí để xét lên lớp hay ở lại lớp, có được nhận vào học ở các trường cấp 2
hay cấp 3 hay không.
Ở Đại học cũng vậy, ĐRL cũng gần giống với
hạnh kiểm, dùng để đánh giá đạo đức, tác phong, tuân thủ nội quy nhà trường,
pháp luật nhà nước, các hoạt động của sinh viên (SV).
ĐRL có quan trọng không? Chắc chắn là quan trọng rồi.
ĐRL được sử dụng trong việc:
Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng – kỷ
luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú KTX, xét giải quyết việc làm thêm,
xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong KTX và các ưu tiên khác trong
quy định.
Với sinh viên, điểm rèn luyện có vai trò
quan trọng nhất trong việc xét học bổng khuyến khích học tập mỗi kỳ. Nếu như kết
quả học tập đạt loại Giỏi nhưng ĐRL không đạt loại tương ứng thì học bổng cũng
sẽ bị giảm 1 bậc.
Làm căn cứ xét tốt nghiệp; được ghi
chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp
ra trường.
Ngoài ra ĐRL còn là căn cứ quan trọng để
sinh viên sau khi ra trường thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Căn cứ theo
ĐRL, nhà tuyển dụng đánh giá 1 phần về đạo đức, sự năng động, cách sống của SV,
mức độ tuân thủ quy định, nội quy, pháp luật, và nhiều yếu tố khác nữa.
Qua những điều trên, hẳn các bạn SV thấy
tầm quan trọng của ĐRL rồi nhé!
2. ĐRL được tính như thế
nào?
ĐRL là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh
viên. Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống của sinh viên trên 05 tiêu chí đánh giá, theo thang điểm 100, cụ
thể:
-
Đánh giá về ý thức tham gia học tập – Từ 0 đến 20 điểm.
-
Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường – Từ 0
đến 25 điểm.
-
Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ,
thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội – Từ 0 đến 25 điểm.
-
Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng – Từ 0 đến 20 điểm.
-
Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức
khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập,
rèn luyện – Từ 0 đến 10 điểm.
-
Điểm rèn luyện ở từng tiêu chí đánh giá không được phép vượt quá khung điểm quy
định.
3. Phân loại kết quả rèn luyện như thế nào?
4. Làm thế nào để có điểm
rèn luyện cao?
Sinh viên đạt mức điểm rèn luyện tối thiểu
xếp loại Trung bình khi thực hiện tốt các yêu cầu đối với người học: chấp hành
các quy định, quy chế, nội quy nhà trường; tham gia sinh hoạt lớp/khoa/trường;
thực hiện tốt công tác nội, ngoại trú; chấp hành, thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia học tập đầy đủ các buổi sinh hoạt
công dân đầu khóa…
Từ 50đ đến 100đ rèn luyện bắt đầu đòi hỏi
các bạn phải tốn nhiều công sức thêm xíu đấy.
Bạn
có thể nâng điểm rèn luyện bằng cách:
-
Cố gắng học tập nâng cao điểm số (mục tiêu quan trọng mà ^^)
-
Đăng ký và tham gia các CLB học thuật, vừa được thực hành, nâng cao kiến thức lại
còn được cộng điểm rèn luyện.
-
Tham gia các buổi hội thảo khoa học, các khóa học kỹ năng mềm do Khoa/Viện/Trường
tổ chức.
-
Tham gia các hoạt động ngoại khóa do Trường hoặc địa phương tổ chức;
-
Thành viên hoạt động tại các câu lạc bộ, đội, nhóm của Khoa/Trường (vừa nâng
cao kỹ năng mềm, được thỏa mãn sở thích lại còn được nâng điểm)
-
Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ công tác Ban cán sự lớp, công tác Đoàn – Hội;
-
Hỗ trợ và tham gia tích cực vào hoạt động chung của Lớp, Khoa, Trường;
-
Đạt thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
-
Cố gắng tham gia các hoạt động tình nguyện như mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi,
các công tác xã hội và các hoạt động tình nguyện ngắn ngày (có xác nhận của đơn
vị tổ chức) cũng giúp các bạn có thêm điểm đấy. Nếu sức khỏe cho phép thì nên
tham gia hiến máu tình nguyện, hoạt động này học kỳ nào cũng được tổ chức đấy
nhé ^^
Các bạn lưu ý sắp xếp
tham gia các hoạt động, chương trình theo khung điểm rèn luyện của Nhà trường để
có điểm rèn luyện cao nhé.
5. Khi cần liên hệ hoặc
giải đáp về ĐRL, sinh viên liên hệ ở đâu?
Phòng Chính trị và Công tác sinh viên – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chịu trách
nhiệm thực hiện các công việc này.
Mẫu
phiếu đánh giá kết quả rèn luyện: Xem tại đây
>> Kênh Youtube chia sẻ về học tập, phát triển bản thân và cuộc sống: Đăng ký tại đây
0 nhận xét:
Post a Comment